CÁC KHOẢN TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG, TIỀN THƯỞNG, PHÍ CÔNG TÁC ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DN
Để thực hiện đúng quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong việc ghi nhận các khoản chi phí được trừ nhằm đảm bảo quyền lợi và giảm thiểu rủi ro do việc xác định những chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trích dẫn các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phí công tác được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, theo quy định Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC như sau:
1. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b)
Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.: |
|
|
|
|
|
|
c) Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
d) Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
e) Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế..
g) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mà vẫn chưa chi thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định xác định thu nhập chịu thuế, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề (Trường hợp này DN được tính vào chi phí được trừ). Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
- Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
- Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
- Sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương của năm trước thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng.
Như vậy, DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ - 7 tỷ).
Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
h) Tiền lương, tiền công của những đối tượng sau đây không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân,
- Chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ);
- Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
2. Phần chi trang phục cho người lao động
- Phần chi trang phục cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.
- Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
- Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì:
- Mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm;
- Mức chi bằng bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
- Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
3. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
4. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động thì không được không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
-
Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
-
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì:
-
Chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
-
Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
-