CON ĐƯỜNG NÀO CHO DOANH NGHIỆP KHI GẶP QUÁ NHIỀU KHÓ KHĂN?

15/03/2024 1,913

🏵️ Hiện nay, do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với quá nhiều thách thức và khó khăn, đang loay hoay không biết phải lựa chọn hướng đi tiếp cho doanh nghiệp của mình phải như thế nào. Công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Doanh Nghiệp (viết tắt là EMC) là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp về các dịch vụ pháp lý, tài chính, kế toán, tái cấu trúc doanh nghiệp.v.v.... sẽ giúp doanh nghiệp thấy được các ưu điểm và nhược điểm của một số phương án mà các doanh nghiệp thường chọn khi gặp quá nhiều khó khăn như: tiếp tục hoạt động nhưng không hoạt động, tạm ngưng, giải thể, thả trôi doanh nghiệp.

1. Tiếp tục hoạt động, tạm ngưng, giải thể hay thả trôi công ty là gì?

  • Tiếp tục hoạt động nhưng không hoạt động ( hoạt động cầm chừng ) là việc doanh nghiệp vẫn duy trì hiệu lực của giấy phép đăng ký doanh nghiệp, nhưng thực tế các hoạt động bán hàng, sản xuất, kinh doanh gần như ngừng hoạt động.
  • Tạm ngưng hoạt động là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp có thể tái khởi động hoạt động bất kỳ khi nào sau thời gian tạm ngưng.
  • Giải thể là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
  • Thả trôi doanh nghiệp là việc doanh nghiệp không thực hiện bất kỳ hành động nào để duy trì hoạt động kinh doanh, cũng như không thực hiện thủ tục tạm ngưng, giải thể theo quy định của pháp luật.

2. Nên lựa chọn phương án nào?

     Mỗi phương án sẽ phù hợp với từng đối tượng, từng trường hợp khác nhau. Vì vậy sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nên tiếp tục hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, giải thể hay thả trôi doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. EMC sẽ tóm tắt những ưu điểm, nhược điểm và hệ quả pháp lý của từng phương án.
2.1. Tiếp tục hoạt động nhưng không hoạt động:

👍Ưu điểm:

  • Vẫn có thể tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng như: hợp đồng kinh doanh, bán hàng, thu tiền, thu nợ.
  • Nếu có cơ hội hợp đồng bán hàng thì vẫn còn có thể thực hiện được.

❌ Nhược điểm:

  • Vẫn phải khai báo thuế, lập BCTC, làm hồ sơ sổ sách kế toán, nộp lệ phí môn bài (không mất nhiều thời gian và chi phí).
  • Áp lực cho chủ doanh nghiệp: tiếp tục chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước, người lao động, khách hàng đối với các nghĩa vụ trong quá khứ.

📌 Lưu ý:

  • Doanh nghiệp cần đánh giá khả năng phục hồi của mình trước khi quyết định tiếp tục hoạt động.
  • Cần có kế hoạch cụ thể để phục hồi và phát triển trong tương lai.
  • Cần chuẩn bị sẵn sàng cho các rủi ro và khó khăn có thể gặp phải.

🍎 Hệ quả

  • Doanh nghiệp duy trì được hoạt động kinh doanh, giữ được thương hiệu, nhân viên, khách hàng và thị phần.
  • Doanh nghiệp có cơ hội phục hồi và phát triển trong tương lai.
  • Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu không có kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý cho các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.

Dịch vụ Kế toán - EMC tự hào là một trong những số ít đơn vị trên cả nước được cấp Chứng chỉ hành nghề Kế toán và được Bộ Tài Chính khen tặng vì đã có nhiều thành tích tốt về dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp.

2.2. Tạm ngưng hoạt động:

👍 Ưu điểm:

  • Giảm thiểu chi phí hoạt động: Tạm ngưng hoạt động giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, bảo toàn tài sản và có thời gian để tìm kiếm giải pháp
  • Bảo tồn tài sản của công ty: Tạm ngưng hoạt động giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản khỏi bị thất thoát hoặc sử dụng không hiệu quả.
  • Có thời gian để tìm kiếm giải pháp và lập kế hoạch tái khởi động: Doanh nghiệp có thời gian để nghiên cứu thị trường, tìm kiếm giải pháp và lập kế hoạch tái khởi động phù hợp.

❌ Nhược điểm:

  • Mất đi thị phần và khách hàng: Khi tạm ngưng hoạt động, doanh nghiệp có thể mất đi thị phần và khách hàng cho các đối thủ cạnh tranh.
  • Khó khăn trong việc tái khởi động hoạt động: Việc tái khởi động hoạt động có thể gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều nguồn lực.
  • Ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên: Việc tạm ngưng hoạt động có thể ảnh hưởng đến tinh thần và lòng tin của nhân viên.

📌 Lưu ý:

  • Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tạm ngưng hoạt động.
  • Cần có kế hoạch cụ thể cho việc tái khởi động hoạt động trong tương lai.
  • Cần duy trì liên lạc với khách hàng và nhân viên trong thời gian tạm ngưng hoạt động.

🍎 Hệ quả:

  • Doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí hoạt động, bảo tồn tài sản và có thời gian để tìm kiếm giải pháp.
  • Doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro pháp lý nếu thực hiện đúng quy định về tạm ngưng hoạt động.
  • Doanh nghiệp có thể mất đi thị phần và khách hàng cho các đối thủ cạnh tranh.
  • Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tái khởi động hoạt động.
  • Doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu không thực hiện đúng quy định về tạm ngưng hoạt động

2.3. Giải thể công ty:

👍 Ưu điểm:

  • Giải quyết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính: Giải thể công ty giúp doanh nghiệp giải quyết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính, tránh ảnh hưởng đến các bên liên quan.
  • Tránh được các rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong tương lai: Giải thể công ty giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong tương lai.
  • Chia tài sản cho các cổ đông/thành viên: Doanh nghiệp có thể chia tài sản còn lại cho các cổ đông/thành viên sau khi đã thanh toán các khoản nợ.

❌ Nhược điểm:

  • Mất đi thương hiệu, nhân viên và khách hàng: Giải thể công ty đồng nghĩa với việc mất đi thương hiệu, nhân viên và khách hàng.
  • Gây thiệt hại cho các bên liên quan: Giải thể công ty có thể gây thiệt hại cho các bên liên quan như nhà cung cấp, ngân hàng, nhân viên,...
  • Chi phí và thủ tục giải thể phức tạp: Giải thể công ty là một quá trình phức tạp và tốn kém, phải thực hiện thủ tục giải thể tại 2 cơ quan khác nhau. Phát sinh nhiều chi phí như hoàn tất các khoản nợ thuế, nợ bảo hiểm, nợ nhà cung cấp, nợ người lao động.

📌 Lưu ý:

  • Giải thể công ty là phương án cuối cùng khi doanh nghiệp không thể vượt qua khó khăn.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.
  • Cần thông báo cho các bên liên quan về việc giải thể công ty.

🍎 Hệ quả:

  • Doanh nghiệp tránh được các rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong tương lai.
  • Các cổ đông/thành viên có thể nhận được phần tài sản còn lại sau khi thanh toán các khoản nợ.
  • Doanh nghiệp mất đi thương hiệu và khách hàng.
  • Doanh nghiệp có thể gây thiệt hại cho các bên liên quan.

EMC Ỗ TRỢ CÁC THỦ TỤC PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

Tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp về các thủ tục có liên quan đến việc: Thành lập, giải thể doanh nghiệp; thay đổi giấy phép doanh nghiệp; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; Mua bán, chuyển đổi doanh nghiệp.


2.4. Thả trôi công ty:

👍 Ưu điểm:

  • Không cần thực hiện thủ tục giải thể.
  • Tạm thời tránh được các chi phí liên quan đến việc giải thể công ty.

❌ Nhược điểm:

🍎 Hệ quả:

  • Doanh nghiệp có thể bị phạt vi hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
  • Doanh nghiệp vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính.
  • Doanh nghiệp sẽ bị đánh giá là thiếu uy tín, gây khó khăn cho việc hoạt động trong tương lai.

⭐ ⭐ ⭐ ⭐ ⭐ 

Với hơn 13 năm kinh nghiệm tư vấn các vấn đề liên quan đến quản lý doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ trọn gói về:

♦ Pháp lý: Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh...
♦ Kế toán: Báo cáo tài chính, quyết toán thuế, kê khai thuế...
♦ Hỗ trợ tuân thủ pháp luật: Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng quy định của pháp luật.

☎ Hãy liên hệ ngay với EMC để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!