HẬU QUẢ VỀ VI PHẠM ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

09/12/2019 5,041

Thực tế hiện nay, còn rất nhiều doanh nghiệp vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề nhưng lại không biết về hậu quả mà họ phải gánh chịu khi thực hiện những hành vi đó. Vì vậy, chúng tôi viết bài này với mục đích làm rõ những vấn đề nêu trên.

Đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 7 điều 1 NGHỊ ĐỊNH 124/2015/NĐ-CP)  
 STT 
 Hành vi vi phạm 
 Tiền phạt 
 1
Hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 
 2
Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. 
Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 
 3
Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 
 ...
Đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh (khoản 8 điều 1 NGHỊ ĐỊNH 124/2015/NĐ-CP) 
  STT  
 Hành vi vi phạm 
 Hình thức xử phạt  
 1

Thuộc một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

- Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 
 2
Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp 
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 
 3

Thuộc một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định;

- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

- Sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 
 4
Đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính nêu trên.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt tương ứng với các hành vi vi phạm nêu trên 
 5

Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi vi phạm dưới đây:

- Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

- Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp
Phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng
 ...
 Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (điều 8 NGHỊ ĐỊNH 185/2013/NĐ-CP) 
 STT 
Hành vi vi phạm 
Hình thức xử phạt 
 1

Thuộc một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Cho thuê, cho mượn, đưa cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy

chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện hoặc chứng chỉ hành nghề;

- Thuê, mượn, nhận cầm cố, thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện hoặc chứng chỉ hành nghề
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng 
 2 

Thuộc một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của thương nhân khác hoặc chứng chỉ hành nghề của người khác để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;

- Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp.

 
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 
 3

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện khi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề được cấp đã hết hiệu lực.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng 
 4 
Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp.
Phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng
...

 

Chi tiết xem tại: Khoản 7, Khoản 8 Điều 1 Nghị Định 124/2015/NĐ-CP; Điều 8 Nghị Định 185/2013/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 101 Nghị Định 185/2013/NĐ-CP):

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền : Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định của hai Nghị định này; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Quản lý thị trường (Điều 102 Nghị Định 185/2013/NĐ-CP):

+ Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.

+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

+Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng Chống buôn lậu, Trưởng phòng Chống hàng giả, Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định của hai Nghị định này; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Ngoài ra, thì Thanh tra các cấp cũng có quyền xử phạt đối với những hành vi này (Điều 103đ Nghị định 124/2015/NĐ-CP) .

- Nguyên tắc xác định thẩm quyền phạt tiền (Điều 104 Nghị Định 185/2013/NĐ-CP):

Thẩm quyền phạt tiền của những người có thẩm quyền trên là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì áp dụng thẩm quyền phạt tiền gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Chi tiết xem tại: Nghị định 124/2015/NĐ-CP và 185/2013/NĐ-CP