NHỮNG ĐIỂM MỚI NHẤT CỦA LUẬT KẾ TOÁN 2015

09/12/2019 2,614

          Vừa qua, Luật Kế Toán 2015 được ban hành, trong đó, có những điểm đáng chú ý sau:

1. Sửa đổi nguyên tắc của Luật Kế Toán (Khoản 1 Điều 6 Luật Kế Toán)

          Theo đó, “Nguyên tắc giá thị trường” sẽ được áp dụng, cụ thể:

Tài sản hoặc nợ phải trả mà có giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy sẽ được điều chỉnh theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

Trong đó, giá trị hợp lý giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị.

          Đồng thời, Luật mới cũng đã bổ sung khái niệm giá gốc. Giá gốc giá trị được ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả. Giá gốc của tài sản được tính bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác theo quy định của pháp luật đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

2. Luật mới cũng đồng thời quy định về việc đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý cụ thể là (Điều 28 Luật Kế Toán 2015):

Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:

- Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý;

- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;

Xem thêm: Dịch vụ Thành lập công ty nha trangDịch vụ kế toán nha trang

- Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý.

Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc.

Cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý sẽ do Bộ Tài chính quy định

3. Bổ sung quy định đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính (Khoản 3 Điều 10 Luật Kế Toán)

4. Bổ sung quy dịnh nghiêm cấm đối với hành vi lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán (Khoản 10 Điều 13 Luật Kế Toán).

5. Theo quy định mới thì việc sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử chỉ được thực hiện theo một phương pháp duy nhất là ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng (Khoản 4 Điều 27 Luật Kế Toán).

6. Kiểm tra kế toán (Điều 34 Luật Kế Toán)

6.1. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền sau:

- Bộ Tài chính

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;

- Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.

6.2. Riêng đối với các cơ quan sau đây, khi tiến hành kiểm tra kế toán thì không cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.

6.3. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán bao gồm các cơ quan quy định tại mục 6.1, 6.2 nêu trên

6.4. Bổ sung quy định về thời gian kiểm tra kế toán.

Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.

Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.

Như vậy, thời gian tối đa đối với mỗi cuộc kiểm tra kế toán là 15 ngày

7. Bổ sung quy định đơn vị kế toán hợp nhất phải nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán (Điểm c Khoản 2 Điều 45 Luật Kế Toán).

8. Các đối tượng là cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng thì cũng không được làm kế toán trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu (Khoản 3 Điều 52 Luật Kế Toán).

          Đồng thời đối với người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản thì không được kiêm làm kế toán trong cùng một đơn vị kế toán trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu (Khoản 4 Điều 52 Luật Kế Toán).

9. Ngoài ra, Luật Kế Toán năm 2015 cũng đã cụ thể hóa các quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán, chi tiết xem tại bài quy định mới về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

10. Hiệu lực thi hành.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Luật kế toán năm 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

          Chi tiết xem tại Luật Kế Toán 2015

Theo EMC