QUY ĐỊNH MỚI VỀ LUẬT DU LỊCH NĂM 2017

09/12/2019 2,387

Ngày 19/06/2017 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Du Lịch năm 2017. Theo đó, hàng loạt những quy định mới về kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ có hiệu lực từ 01/01/2018. Nhằm giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được những thay đổi mới này, EMC đã tổng hợp một số điểm nổi bật đáng chú ý như sau:

1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

Theo Luật Du Lịch 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thay đổi như sau:

2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

 

Ngoài ra, Luật mới còn bổ sung quy định Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Xem thêm: Dịch vụ Thành lập công tyDịch vụ kế toán

3. Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Theo Luật Du Lịch 2017, các Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như: khách sạn du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch…được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không còn bắt buộc phải đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh như trước đây.

4. Hiệu lực thi hành

Luật Du Lịch 2017 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018

Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phải làm thủ tục đổi giấy phép, nhưng phải bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Chi tiết xem tại: Luật Du Lịch năm 2017