VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN BỊ PHẠT HÀNH CHÍNH HAY PHẠT TÙ?

28/02/2024 1,867

✨Ngày 26/2/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu pháo) – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn cùng 5 người khác. Kết quả điều tra ban đầu xác định chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn và các bị can đã có các hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, tài sản liên quan… gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu kiến thức và sự hiểu biết đầy đủ về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kế toán dẫn đến những sai sót, vi phạm, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, EMC tự hào là đơn vị uy tín, được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động xin tổng hợp những vi phạm pháp luật kế toán có thể dẫn đến nhiều hệ quả nặng nề như bị phạt tiền, bị tước quyền hành nghề, bị truy cứu trách nhiệm hình sự dẫn đến án tù..

1.    Kế toán là gì?
Theo quy định của Luật kế toán năm 2015, Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Các quy định cụ thể về kế toán được quy định tại Luật Kế toán năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2.    Vi phạm quy định về kế toán là gì?
Các quy định về kế toán bao gồm nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là những hành vi sau:

  • Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán; 
  • Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; 
  • Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán; 
  • Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán; 
  • Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, với lỗi cố ý trực tiếp.

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự).
3.    Vi phạm quy định về kế toán thì bị phạt như thế nào?
a.    Phạt hành chính:
Một số các hành vi vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính là:

  • Hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán;
  • Hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán;
  • Hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán;
  • Hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán;
  • Hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán;

    .........

Nếu có các hành vi vi phạm quy định về kế toán có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP. Tuỳ từng hành vi vi phạm, có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt chính như: Cảnh cáo; Phạt tiền.
b.    Phạt hình sự:
Theo quy định tại điều 221 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây:

  • Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
  • Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
  • Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
  • Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán;
  • Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có các mức hình phạt như sau:

✅ Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng (nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

✅ Phạm tội một trong những trường hợp sau đây:

  • Vì vụ lợi;
  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4.    Doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp nào để phòng ngừa vi phạm quy định về kế toán?
Để đảm bảo an toàn pháp lý và tránh những rủi ro không đáng có, doanh nghiệp cần:

  • Nâng cao hiểu biết về luật kế toán thông qua việc tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên ngành.
  • Thuê đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín, có chuyên môn cao để đảm bảo công tác kế toán được thực hiện đúng quy định.
  • Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực kế toán.

EMC - Đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình tuân thủ pháp luật

Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, EMC tự hào là đơn vị uy tín, được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động. Chúng tôi cam kết cung cấp cho doanh nghiệp:

Hãy liên hệ ngay với EMC để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!